Hậu phẫu thẩm mỹ vùng kín: Giai đoạn quyết định hiệu quả và sự an toàn lâu dài
“Một cuộc phẫu thuật tốt chưa đủ. Chỉ khi bệnh nhân hồi phục thuận lợi, không lo biến chứng, mới gọi là trọn vẹn.” – ThS.BS Nguyễn Chí Hiếu
Trong thẩm mỹ y khoa hiện đại, hiệu quả của một ca phẫu thuật không chỉ nằm ở đường cắt, kỹ thuật hay công nghệ ứng dụng mà còn ở chính quá trình hồi phục sau mổ. Đây là giai đoạn mà sự phối hợp giữa bác sĩ và người bệnh cần chặt chẽ hơn bao giờ hết để tránh biến chứng, rút ngắn thời gian lành và giữ được kết quả thẩm mỹ lâu dài.
Trong số các phẫu thuật đòi hỏi chăm sóc hậu phẫu kỹ lưỡng, thẩm mỹ vùng kín được đánh giá là một trong những lĩnh vực “nhỏ mà không đơn giản”. Bởi đây là khu vực nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn, nhiều mạch máu và dây thần kinh cảm giác. Đòi hỏi bác sĩ không chỉ có chuyên môn phẫu thuật tạo hình, mà còn hiểu sâu về sinh lý phụ nữ và hậu phẫu học.
“Tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ nơi khác chuyển tới do biến chứng hậu phẫu. Điều đáng tiếc là, phần lớn những vấn đề này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu được hướng dẫn và theo dõi đúng cách.” – ThS.BS Nguyễn Chí Hiếu.
Bác sĩ Chí Hiếu cho biết, phẫu thuật vùng kín dù là thu gọn môi bé, làm hồng vùng kín hay se khít âm đạo đều là thủ thuật can thiệp đến vùng niêm mạc, nhiều mạch máu và dễ bị viêm nhiễm nếu không vệ sinh đúng. Ngoài yếu tố vô khuẩn trong phẫu thuật, thời gian hậu phẫu còn phụ thuộc vào ý thức tuân thủ và khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe nền (nội tiết tố, miễn dịch, bệnh nền như tiểu đường…)
- Chế độ sinh hoạt sau mổ: vệ sinh, nghỉ ngơi, vận động nhẹ
- Sự phối hợp tái khám, theo dõi sát từ bác sĩ chuyên môn
Dưới đây là 5 nguyên tắc hậu phẫu mà ThS.BS Nguyễn Chí Hiếu luôn nhấn mạnh với bệnh nhân của mình dù là phẫu thuật lớn hay nhỏ:
Vô khuẩn không dừng lại ở phòng mổ
Quá trình vô khuẩn cần được kéo dài đến từng thao tác chăm sóc tại nhà. Với vùng kín vốn là môi trường ẩm ướt và dễ nhiễm khuẩn việc vệ sinh cá nhân cần thực hiện đúng cách và đúng mức. Tuyệt đối không sử dụng dung dịch sát khuẩn mạnh, không thụt rửa sâu hay dùng các sản phẩm tẩy rửa có mùi hương. Tốt nhất, nên rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm, lau khô bằng khăn mềm sạch, không chà xát vùng tổn thương.
Tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc và lịch tái khám
Việc tự ý ngưng kháng sinh, giảm đau hay chống viêm có thể khiến vết mổ dễ nhiễm khuẩn hoặc hồi phục chậm. Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau qua từng giai đoạn hồi phục, do đó lịch tái khám không nên bỏ qua. Nhiều dấu hiệu ban đầu của biến chứng như sưng đỏ, tụ dịch, sẹo xấu… chỉ bác sĩ chuyên môn mới nhận biết kịp thời để xử lý sớm.
Hạn chế vận động mạnh và kiêng quan hệ đúng thời gian
Dù là can thiệp nhẹ như laser trẻ hóa hay phẫu thuật tạo hình môi âm hộ, mô vùng kín vẫn cần thời gian để liền thương và phục hồi cảm giác. Bệnh nhân nên tránh đi lại nhiều, mang vác nặng, ngồi xổm lâu hoặc tập gym trong 2–3 tuần đầu. Quan hệ tình dục nên kiêng ít nhất 4–6 tuần, tùy mức độ xâm lấn và tốc độ hồi phục.
Dinh dưỡng và giấc ngủ – hai “liều thuốc” không thể thiếu
Chế độ ăn giàu protein, vitamin C, kẽm, sắt và uống đủ nước giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh mô, tái tạo tế bào và làm lành vết thương. Song song đó, ngủ đủ giấc là yếu tố thiết yếu giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. ThS.BS Hiếu lưu ý: "Bệnh nhân có thói quen thức khuya, ăn thiếu chất thường gặp tình trạng da sạm, vết thương chậm liền, dễ để lại thâm hoặc sẹo."
Giữ tâm lý tích cực, tránh lo lắng quá mức
Tâm lý căng thẳng, lo lắng thái quá hay kỳ vọng phi thực tế dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất kiên nhẫn hoặc thất vọng. “Tôi khuyên bệnh nhân của mình: hãy cho cơ thể đủ thời gian. Đừng soi gương mỗi ngày để tìm khuyết điểm. Hãy tin vào quá trình, thay vì mong chờ một kết quả tức thì” bác sĩ chia sẻ.
Không chạy theo xu hướng hãy chăm sóc cơ thể mình như một người bạn đáng quý
Dù số ca thẩm mỹ vùng kín tại Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, bác sĩ Nguyễn Chí Hiếu vẫn luôn nhấn mạnh rằng: không phải ai cũng cần và không phải lúc nào cũng nên làm. Mỗi can thiệp cần được chỉ định bởi bác sĩ có nền tảng phẫu thuật tạo hình, không chỉ vì mục tiêu làm đẹp, mà còn vì sức khỏe lâu dài, khả năng sinh sản và chất lượng sống.
“Tôi thường nói với bệnh nhân của mình rằng: bạn không làm điều này để trở thành một người khác. Bạn làm vì bạn muốn yêu lại chính mình theo cách lành mạnh, hiểu biết và trân trọng” Bác sĩ chia sẻ.
ThS.BS Nguyễn Chí Hiếu luôn là cái tên được nhắc đến nhiều trong giới chuyên môn khi nói đến lĩnh vực phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ vùng kín – một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi vừa kỹ thuật cao, vừa sự thấu cảm sâu sắc với khách hàng. Được đào tạo bài bản tại Đại học Y Hà Nội, sở hữu hàng loạt chứng chỉ chuyên sâu như phẫu thuật, chỉnh hình, kiểm soát nhiễm khuẩn ngoại khoa và ứng dụng thiết kế 3D trong phẫu thuật tái tạo, bác sĩ Chí Hiếu không chỉ giỏi về tay nghề mà còn rất nghiêm túc trong từng chỉ định điều trị.
Với quan điểm: "Thẩm mỹ không phải là thay đổi để giống người khác, mà là hành trình chữa lành để yêu lại chính mình" bác sĩ đã đồng hành cùng nhiều phụ nữ sau sinh, sau ly hôn hoặc ở tuổi trung niên những người từng mặc cảm vì những thay đổi thầm lặng của cơ thể và giúp họ lấy lại sự tự tin một cách nhẹ nhàng, an toàn và đầy khoa học.
Phẫu thuật thẩm mỹ chỉ là điểm khởi đầu. Điều làm nên sự trọn vẹn chính là quá trình hồi phục cả về cơ thể lẫn tâm hồn. Và trên hành trình ấy, người phụ nữ không chỉ cần một lựa chọn đúng, mà còn cần một người bác sĩ đủ kiến thức để dẫn đường, đủ tinh tế để lắng nghe, và đủ nhân văn để đồng hành đến cuối cùng.
Nguồn và ảnh: ThS.BS Nguyễn Chí Hiếu
Link nội dung: https://www.suckhoevasacdep.com.vn/bi-quyet-hoi-phuc-nhanh-khong-bien-chung-sau-tham-my-vung-kin-tu-thsbs-nguyen-chi-hieu-1542.html